Giáo dục sớm là giáo dục nhằm bồi dưỡng tố chất qua đó giúp trẻ có sự phát triển nổi trội về cả về phẩm chất trí tuệ và phẩm chất phi trí tuệ (tính cách, ý chí, nhân cách, thói quen sinh hoạt). Giáo dục gia đình trong thời kỳ sớm giúp bé phát triển tối đa tiềm năng trí tuệ, bồi dưỡng nhân cách cao đẹp, khai mở trí thức cho bé ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài trong suốt cuộc đời.
Về mặt khoa học thần kinh thì giáo dục sớm là quá trình giáo dục kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kì sinh trưởng của não (0-6 tuổi). Cơ chế thần kinh mềm dẻo hay “tính dẻo của não” (Neuroplasticity) là một nghiên cứu đột phá trong khoa học thần kinh, qua đó chứng minh rằng não có khả năng thay đổi, cấu trúc lại hoạt động và liên kết các neuron để đáp ứng với sự tương tác của môi trường. Do vậy việc rèn luyện kích thích phát triển trí não bằng một hệ thống các bài tập được thiết kế đặc biệt nhằm tăng cường nhanh chóng các kết nối thần kinh qua đó các neuron kết nối mạnh hơn, nhanh hơn và tương tác hiệu quả hơn. Khoa học hiện đại đã chứng minh, trước 6 tuổi, đại não đã phát triển tương đối hoàn thiện và có “tính dẻo” cao nhất. Do đó, giai đoạn 0 đến 6 tuổi là cơ hội tốt nhất để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu những hoạt động tinh thần có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của não bộ, hai Giáo sư người Thụy Điển là Hiding và Langhe đã thực nghiệm ra rút ra kết luận: “Việc học tập ngay khi còn nhỏ không chỉ có tác dụng kích thích mà còn có khả năng làm thay đổi thành phần kết cấu của não bộ, làm cho các tế bào não phát triển phức tạp hơn lên, đồng thời tăng cường số lượng phân tử RNA trong tế bào não, từ đó có thể tạo ra những tế bào não có chất lượng cao, bồi dưỡng nên những con người thông minh vượt trội”.
Mục tiêu hàng đầu của giáo dục hiện đại không còn gói gọn đơn thuần ở việc dạy trẻ những kiến thức sẵn có, mà chính là dạy trẻ kỹ năng tự học suốt đời. Trẻ có kỹ năng tự học suốt đời sẽ dễ dàng thích nghi, phát triển một cách tích cực và nổi trội trong cuộc sống sau này. Kỹ năng tự học suốt đời thể hiện ở sự đam mê học tập, tò mò, và có óc phân tích.
Khái niệm “Giáo dục sớm” rất dễ bị hiểu nhầm thành giảng dạy, truyền đạt kiến thức hay giải đáp thắc mắc của trẻ và phương pháp giáo dục sớm cũng rất dễ bị thực hành sai thành ép hay tạo áp lực cho trẻ. Hiện nay giáo dục sớm cũng hay bị đánh đồng thành dạy trẻ biết đọc sớm hay làm toán sớm trong khi bản chất chúng hoàn toàn không phải là mục tiêu mà chỉ là hệ quả của việc giáo dục sớm. Bởi vì bản chất của giáo dục sớm không phải là giáo dục theo cấp, giáo dục nghĩa vụ, giáo dục kiến thức, mà là phát triển tối đa tiềm năng của con người trong giai đoạn ban đầu bằng phương pháp giáo dục tự nhiên học mà chơi, chơi mà học một cách khoa học.
”Every ordinarily organized child may become a superior man, if only he is excellently educated” - Karl Witte
—————————————————–
Tham khảo Chương trình Brainmaster thực hành giáo dục sớm toàn diện cho trẻ từ 0-1 tháng tuổi để giúp trẻ có năng lực thể chất và trí tuệ vượt trội
Download Chương trình Brainmaster thực hành phát triển trí thông minh cho trẻ giai đoạn 3-6 tuổi
Đọc sách điện tử “Em phải đến Harvard” để tham khảo về phương pháp giáo dục sớm của mẹ “cô bé Harvard” Lưu Diệc Đình
Đọc sách điện tử “Thiên tài và sự giáo dục từ sớm” để tham khảo về các phương pháp giáo dục sớm
“Những ai muốn biến con thành thần đồng thì đừng đọc sách giáo dục sớm vì đó không phải là mục đích của những phương pháp này!” Vì mục đích các cuốn sách là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách giúp con phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách để sau này trở thành những người tài năng, có ích cho xã hội.
Brainmaster – Chương trình giáo dục sớm phát triển tiềm năng trí tuệ trẻ